Xưa nay viên hoàn là một dạng thuốc được sử dụng nhiều trong Đông Y, hơn cả thuốc bào chế dạng bột, phơi khô chính vì những ưu điểm mà nó mang lại. Hãy cùng mình tìm hiểu thêm về cách làm viên hoàn sao cho đạt chuẩn nhất hiện nay ngay trong bài viết hôm nay nhé!
Viên hoàn là gì?
Viên hoàn là một dạng bào chế thuốc phổ biến trong Đông Y ở thể rắn, có hình cầu do người sản xuất vò viên hoặc thông qua thiết bị máy móc. Mỗi viên có khối lượng nặng từ 0,05 – 0,5gram hoặc có khi đến 2gram và hơn thế nữa.
Xem thêm: Cách sắc thuốc đông y bằng ấm điện đúng chuẩn nên biết
Một viên hoàn có chứa bao gồm dược chất (hóa chất, dược liệu dạng bột, cao thực vật, cao động vật) và tá dược – chất cần thiết để tạo thuốc thành dạng viên và giúp tăng khả năng phóng thích thuốc (tá dược lỏng khi dược liệu là chất khô, rắn: mật ong, siro, dung dịch hồ nếp 5% – 20%; tá dược dạng bột khi dược liệu dạng mềm hay lỏng như bột cam thảo, bột gôm, bột gạo, bột sắn, …); ngoài ra trong một số loại sẽ có tá dược áo thuốc như bột tan, bách thảo sương, giấy thiếc, giấy bạc, … để giúp bảo quản viên thuốc được lâu hơn, che giấu mùi vị và tăng cường tác dụng điều trị.
Cách làm viên hoàn hiệu quả nhất
Để có được một cách làm viên hoàn đúng tiêu chuẩn, hãy cùng theo dõi những bước sau đây:
Chuẩn bị nguyên liệu: dược liệu được thu hái và rửa thật sạch, sơ chế phù hợp rồi đem đi phơi khô, tán nhỏ thành bột. Tại bước này có thể tán thành bột riêng hoặc tạo thành bột kép (hòa lẫn các loại dược liệu rồi tán mịn chung với nhau) tùy mục đích sử dụng.
Xem thêm: Thuốc tễ là thuốc gì? Cách làm thuốc Tễ trong Đông Y
Tạo viên: có 2 cách làm viên hoàn:
- Làm thủ công: phương pháp này cần chuẩn bị dụng cụ bao gồm cối chày sứ, bàn cắt viên, bàn xoa viên và khay men để sấy. Sau đó cho dần tá dược lỏng vào khối bột kép hoặc bột riêng nghiền trong cối thật kỹ, đánh sao cho thành một khối đều, mịn, dẻo sờ không dính tay, không dính chày – cối là được. Tiếp tục chia viên dựa vào số lượng viên phải làm thành từng phần nhỏ, đem nắn thành dạng đũa dài trên khay rồi dùng bàn cắt thành từng viên và vo viên lại cho tròn. Có thể dùng những loại tá dược áo (bột cam thảo, bột hoạt thạch, …) phủ thêm bên ngoài để khỏi dính tay. Sau đó đem viên đi phơi khô hoặc sấy là xong.
- Làm viên bằng máy: cách này giảm thiểu thời gian làm viên hoàn, tiết kiệm chi phí thuê nhân công mà độ chuẩn xác lại rất cao, không cần tốn quá nhiều dụng cụ như làm thủ công. Đầu tiên chỉ cần chuẩn bị dược liệu và phân loại sau đó sơ chế, chế biến phù hợp rồi đem đi sấy khô, dùng máy nghiền dược liệu nghiền nhỏ thành dạng bột mịn rồi cho các thành phần vào bên trong máy. Máy viên hoàn tự động hay máy viên hoàn bán tự động có chức năng khởi động trục động cơ để trộn đều và nén lại sau đó đùn ra khuôn thành từng bánh có kích thước nhất định tùy theo kích thước mà chúng ta thiết lập cho máy ban đầu. Những bánh được tự động cắt ra thành sợi rồi đưa xuống bánh răng, tại đây nó được cắt nhỏ hơn nữa thành từng viên hoàn với kích thước đều nhau, chắc chắn viên thuốc ra tròn đẹp, đều đặn nhất có thể.
Vậy là xong rồi đó, chúng ta chỉ việc ngồi chờ thành quả mà không phải mất quá nhiều công sức đâu nhé!
Bài viết nói về cách làm viên hoàn sao cho đạt hiệu quả mà mình đã đề cập đến hi vọng sẽ mang đến cho bạn một nguồn thông tin bổ ích, với giá thành phù hợp với mọi cơ sở Đông Y và tính tiện năng mà máy làm viên hoàn mang lại thì bạn đọc nên sở hữu cho mình một chiếc máy tại nơi làm việc. Các bạn có thể tham khảo thêm những dòng máy, mẫu máy cập nhật mới nhất, bền bỉ và an toàn tại trang web của Vinakitchen.net nhé!