Khả năng chịu nhiệt của inox có tốt hay không?

Inox được ứng dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống bởi vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại có độ bền cao. Vậy khả năng chịu nhiệt của inox có tốt không và có thay đổi hay không tương ứng với từng loại inox khác nhau? Hãy để Vinakitchen giúp bạn giải đáp ngay các thắc mắc thông qua nội dung bài viết sau để ứng dụng loại vật liệu này tốt nhất có thể.

Khả năng chịu nhiệt của inox

Ưu điểm lớn nhất khiến nhiều người sử dụng inox không gỉ nằm ở chỗ nó có khả năng chống ăn mòn cực tốt và điều này đúng khi ở nhiệt độ bình thường lẫn nhiệt độ cao. Theo đó, loại thép không gỉ có thành phần crom càng cao càng chịu nhiệt tốt hơn, lấy ví dụ như thép Austenit với tỷ lệ Crom 18% có thể chịu được nhiệt độ cao đến 870 độ C. Nếu so sánh inox 430, 201 và inox 304 thì khả năng chịu nhiệt của inox 430 là thấp nhất.

Nhiệt độ nóng chảy của inox thép không gỉ là bao nhiêu?

Mỗi loại inox có khả năng chịu nhiệt khác nhau
Mỗi loại inox có khả năng chịu nhiệt khác nhau

Nhiệt độ nóng chảy của inox là điểm nóng chảy khiến inox chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Như đã nói, mỗi loại thép không gỉ sẽ có một nhiệt độ nóng chảy tương ứng. Cụ thể thép không gỉ SUS310 và thép không gỉ 2111HTR có nhiệt độ nóng chảy khá cao lên tới 1150 độ C (nhiệt độ liên tục).

Thép SUS304 sẽ nóng chảy ở nhiệt độ liên tục 925 độ C và 870 độ C (Nhiệt độ không liên tục). Trong khi đó, thép SUS420 có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn khá nhiều nhưng cũng đã khá cao để sử dụng trong thiết bị bếp công nghiệp là 620 độ C. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo nhiệt độ nóng chảy của một số loại thép không gỉ khác như sau:

  • SUS309: 1095 độ C
  • SUS316: 925 độ C
  • SUS321: 925 độ C
  • SUS410: 705 độ C
  • SUS416: 675 độ C
  • SUS430: 815 độ C

Đọc thêm: Inox 201 là gì và có an toàn đối với sức khỏe hay không?

Cường độ chịu nhiệt của inox

 Inox 310S chịu nhiệt, chống ăn mòn tốt
 Inox 310S chịu nhiệt, chống ăn mòn tốt

Khả năng chịu nhiệt của inox sẽ được biểu diễn bởi độ dão của nó hay còn gọi là khả năng để chống lại quá trình biến dạng trước khi đạt tới điểm nóng chảy. Theo đó, thép không gỉ austenit theo tiêu chuẩn AS1210 và AS4041 có khả năng chống lại sự biến dạng tốt nhất. Nhưng những loại được sản xuất dựa theo tiêu chuẩn như SUS 304L và 316L thường không đáp ứng được nhiệt độ tương tự.

Ở những loại thép không gỉ, phiên bản “H” hay phiên bản có chứa lượng Carbon cao hơn thường cũng có độ dão cao hơn nhiều so với phiên bản “L”. Tuy nhiên, khi hàm lượng Crom trong thép không gỉ quá cao (như ở loại thép Duplex) có thể gây ra nhược điểm khác cho vật liệu. Đó chính là độ giòn sẽ bị gia tăng cùng với nhiệt độ khiến cho nó giảm dần khả năng chịu tải trọng thông thường. Đó cũng chính là lý do khi chọn thép không chỉ nên quan tâm đến khả năng chịu nhiệt mà còn cần chú ý đến nhiều yếu tố khác. Nhiệt độ quá cao cũng có thể trở thành yếu tố khiến inox bị phá vỡ lớp chống gỉ sét, làm tăng khả năng bị ăn mòn bề mặt từ đó mất đi độ bền vốn có.

Một số loại thép không gỉ có khả năng chịu nhiệt cao?

Thép không gỉ 310S

Khả năng chịu nhiệt của inox 310S có thể lên tới nhiệt độ liên tục 1150 độ C mà vẫn giữ được tính chống ăn mòn cao.  Đúng vậy, với thành phần chứa đến 25% Cr và 20% là Niken, inox 310S vừa chống oxy hóa tốt lại rất bền ở nhiệt độ cao. Chính vì thế, không ít người đã chọn lựa loại vật liệu cao cấp này để sử dụng trong gia đình nhằm mục đích nâng cao tính thẩm mỹ và chống cháy hiệu quả. Từ nồi, chảo, bàn ghế, kệ, chậu rửa hay các vật dụng trang trí nội thất đều có thể thay thế bằng vật liệu thép không gỉ cao cấp 310S.

Đọc thêm: Tôm đông lạnh làm món gì ngon như tôm tươi?

Thép không gỉ 321

Khả năng chịu nhiệt không phải yếu tố duy nhất cần quan tâm
Khả năng chịu nhiệt không phải yếu tố duy nhất cần quan tâm

Thép không gỉ 321 được đánh giá có khả năng chịu nhiệt rất tốt ở mức 900 độ C vẫn không bị biến đổi cấu trúc ban đầu. Ở nhiệt độ này, vật liệu duy trì được cấu trúc và các đặc tính vốn có, có tính chống oxy hóa tốt hơn hẳn một số loại vật liệu từ inox 201, inox 430 hay inox 301.

Thép không gỉ 409L

Tuy ở phiên bản “L” nhưng thép không git 409L có thể chịu được nhiệt độ lên tới 675 độ C ở môi trường không khí và 815 độ C ở điều kiện nhiệt độ liên tục.

Ngoài ra, thép không gỉ 309 hay thép không gỉ 630 cũng được xếp vào phân loại inox có khả năng chịu nhiệt cao. Trong đó, inox 630 do có hàm lượng đồng lớn nên độ bền, độ cứng cũng như tính chống oxy hóa được cải thiện đáng kể. Và khả năng chịu nhiệt của inox 309 giúp nó được sử dụng khá rộng rãi trong việc làm thiết bị bếp công nghiệp, ứng dụng trong ngành kiến trúc và ngành dệt nhuộm.

Kết luận

Nói tóm lại, khả năng chịu nhiệt của inox sẽ thay đổi tùy thuộc theo từng loại thép không gỉ khác nhau. Trong đó, thép không gỉ 310S được xem là vật liệu hàng đầu vừa chịu nhiệt cao vừa có tính chống ăn mòn gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng, dù tính chịu nhiệt của inox có thể giữ cho nó chưa đạt mức biến dạng nhưng độ giòn, khả năng chịu lực rất dễ bị ảnh hưởng khiến nó trở nên giòn hơn, chịu lực thấp hơn bản chất vốn có trước đó.

Tham khảo ngay một số sản phẩm nổi bật tại Vinakitchen

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Facebook Messenger Gọi điện cho tôi Chat Zalo Xem bản đồ
Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ