Giải mã cấu tạo chuyên biệt của tủ cơm
Có thể bạn chưa biết việc nấu cơm bằng bếp điện hay nồi cơm điện gia đình hằng ngày mang lại một nhược điểm lớn nếu áp dụng trong nấu ăn công nghiệp. Đó chính là khi nấu cơm nhiệt sẽ được cấp từ dưới lên trên và trong trường hợp vỏ nồi không có lớp chống dính hay lớp chống dính bị hao mòn sẽ gây nên tình trạng cháy cơm khi nấu. Và với cấu tạo chuyên biệt của mình, tủ cơm có thể khắc phục hoàn toàn những nhược điểm đó. Các thành phần cơ bản của tủ cơm công nghiệp bao gồm các bộ phận chính như sau:
– Thứ nhất, thân tủ hấp cơm: Thân tủ sẽ được thiết kế có bản ôm cách điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
– Thứ hai, hệ thống nồi hơi trong tủ: Hệ thống này sẽ giúp phân phối đều hơi trong không gian tủ hấp cơm công nghiệp giúp cơm chín đều.
– Thứ ba, hệ thống điều khiển tự động cùng bảng hiển thị nhiệt độ giúp người dùng dễ dàng theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp khi nấu hay hấp cơm bằng tủ cơm.
– Thứ tư, giá đỡ khay và các khay chứa: Số lượng giá đỡ và khay chứa sẽ phụ thuộc vào công suất tủ. Tủ hấp cơm có công suất càng lớn, số lượng khay sẽ càng nhiều.
Cuối cùng đó là một số bộ phận khác như khung tủ, đế tủ, phần xả đọng,…
Nguyên lý hoạt động của tủ cơm
Tủ cơm hoạt động hoàn toàn bằng cơ chế tự động, chỉ cần bạn thực hiện các thao tác cơ bản gồm chuẩn bị gạo cho vào khay với số lượng gạo phù hợp với công suất tủ, đặt các khay gạo trên rãnh tủ, đóng cửa tủ và chốt khóa cài, mở van cho đường cấp nước. Việc còn lại tủ hấp cơm công nghiệp sẽ thực hiện tự động cho đến khi cơm chín kể cả lượng nước cần dùng để làm chín cơm, tủ cũng sẽ tự thực hiện khóa van.
Cấu tạo đặc biệt cùng nguyên lý làm việc hoàn toàn tự động của tủ cơm sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức cho một số lượng suất ăn vô cùng lớn. Sở hữu ngay một chiếc tủ hấp cơm công nghiệp bằng cách liên hệ hotline 0969 578 901 hoặc 0243 232 3683 của Vinakitchen – địa điểm chuyên cung cấp tủ hấp cơm chất lượng, uy tín.