Dược liệu là một trong những nguyên liệu chính được sử dụng khi bào chế thuốc Đông Y. Hầu hết các loại dược liệu này đều cần sấy khô và bảo quản kỹ càng mới có thể giữ được lâu khi sử dụng. Nếu bạn đọc vẫn chưa biết cách bảo quản cao dược liệu và phơi sấy sao cho đúng cách thì hãy cùng với Vinakitchen tham khảo chi tiết tại bài viết dưới đây!
Cao dược liệu là gì?
Cao dược liệu là dạng thuốc được điều chế bằng cách cô hoặc sấy dịch từ những loại thuốc, dược liệu có sẵn. Có 3 loại cao chính được đưa vào sử dụng đó là cao lỏng, cao đặc, cao khô.
Hiện nay, có rất nhiều cách thức để chiết cao hiệu quả như: Ngâm lạnh, hầm,sắc, ngâm nhỏ giọt… Thành phần của cao thường bao gồm rất nhiều các hợp chất vô cơ, hữu cơ mix với nhau. Loại cao này có sự tổng hợp các thành phần, nhiều bài thuốc truyền thống rất phù hợp với người Việt.
Cao dược liệu là dạng thuốc được điều chế tỉ mỉ
Công dụng của cao dược liệu
Cao dược liệu đang được điều chế để giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng, hạn chế các tình trạng nóng trong. Ngoài ra, một số loại cao dược liệu còn có công dụng tuyệt vời trong việc làm thuốc, giảm thiểu các vấn đề liên quan đến xương khớp. Sử dụng loại cao này bạn sẽ ngăn ngừa được bệnh lý ở người trung niên, người già, hạn chế vấn đề xương khớp, tai biến, tim mạch.
Công dụng của cao dược liệu rất thần kỳ
Hướng dẫn phơi sấy cao dược liệu
Trước khi học được cách bảo quản cao dược liệu đúng cách thì bạn cần trải qua bước phơi, sấy dược liệu để đảm bảo các dược tính vẫn được giữ nguyên khi sử dụng. Tuy nhiên tùy vào mỗi loại dược liệu mà chúng ta sẽ áp dụng cách phơi, sấy khác nhau sao cho phù hợp nhất. Cụ thể có tổng cộng 4 cách phơi sấy cao dược liệu mà bạn cần nắm rõ:
Trước khi bảo quản cao dược liệu, người dùng nên tiến hành phơi sấy đúng cách.
Phơi trong bóng râm
Cách phơi này sẽ áp dụng đối với cao dược liệu có tính chất nhiều tinh dầu, dễ biến màu hoặc hỏng hóc. Mỗi loại sẽ có cách khác nhau để phơi, ví dụ như dựng trong bóng râm hoặc bó thành từng bó nhỏ để treo trên dây rồi phơi tại nơi cao ráo, thoáng gió để dược liệu từ từ khô dần.
Phơi nắng trên sân
Nếu phơi nắng cao dược liệu trên sân thì sân phải sạch sẽ, khi phơi nên chú ý dàn mỏng dược liệu và thường xuyên đảo để dược liệu nhanh khô và khô được đều. Đây chính là cách được sử dụng phổ biến nhất khi nhắc tới phơi, sấy cao dược liệu.
Tham khảo thêm:
+ Cấp đông là gì? Làm sao để cấp đông thực phẩm đúng cách?
+ Cấp đông mềm là gì? Công nghệ hoạt động theo cơ chế nào?
Phơi trên giàn
Cách phơi, sấy này sẽ áp dụng cho các loại cao dược liệu quý hiếm, đắt tiền. Bạn cần xếp mỏng dược liệu trên các dàng hoặc khay, sau đó đặt lên giàn để phơi khô. Chú ý ra đảo đều để dược liệu được khô đều, tránh xảy ra mốc, hỏng.
Phơi tránh bụi bẩn, ruồi nhặng
Đối với các loại dược liệu có mùi vị hấp dẫn hoặc có vị ngọt như thục địa, long nhãn sẽ thu hút các loại côn trùng tìm tới. Do đó bạn nên áp dụng cách phơi cao dược liệu trên giàn cao, sau đó dùng thêm một miếng vải màn thưa để che đậy phía trên nhằm tránh bụi bẩn và các loại ruồi nhặng đậu vào.
Sấy cao dược liệu
Dùng tủ sấy cũng là phương pháp làm khô cao dược liệu một cách chủ động được nhiều người áp dụng. Trước khi tiến hành sấy, dược liệu cần được làm sạch và phân loại kỹ càng. Khi sấy sẽ chia làm 3 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1 sấy từ 40 – 50 độ C.
+ Giai đoạn 2 sấy từ 50 – 60 độ C.
+ Giai đoạn 3 sấy từ 60 – 70 độ C.
Riêng các loại cao dược liệu có chứa tinh dầu hoặc dược liệu chứa hoạt chất dễ bay hơi thì không nên sấy quá 40 độ C.
Cách bảo quản cao dược liệu đúng cách
Sau giai đoạn xử lý phơi, sấy xong xuôi thì cách bảo quản cao dược liệu cũng cần người dùng đặc biệt lưu ý những yếu tố như sau:
Khi bảo quản cao dược liệu người dùng nên lưu ý những yếu tố quan trọng để tránh mốc, hỏng.
Độ ẩm
Một trong những tác nhân chính gây ra việc mốc, hỏng của cao dược liệu chính là độ ẩm trong không khí. Nếu độ ẩm quá cao sẽ khiến cho sâu mọt hoặc nấm mốc phát triển làm phân hủy các hoạt chất có trong dược liệu. Độ ẩm thích hợp nhất để bảo quản dược liệu một cách hiệu quả sẽ dao động từ 60 – 65%.
Nhiệt độ phù hợp
Cách bảo quản cao dược liệu hiệu quả cũng cần lưu ý tới yếu tố nhiệt độ. Theo lời của các chuyên gia thì nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản sẽ rơi vào khoảng 25 – 26 độ C. Bởi vì nhiệt độ cao hơn sẽ làm cho tinh dầu có trong dược liệu bị bay hơi, để hạn chế điều này xảy ra bạn nên lưu trữ cao dược liệu tại phòng kho sạch sẽ, thoáng mát. Sau đó nên lên kế hoạch đảo kho và thông gió khi cần thiết.
Côn trùng, vi khuẩn nấm mốc
Trong quá trình thu hái, các loài côn trùng hoặc vi khuẩn nấm mốc có khả năng cao sẽ ký sinh vào cao dược liệu. Do đó, trước khi nhập kho bạn nên tiến hành đóng gói, kiểm tra và xử lý ngay để tránh xảy ra mốc, hỏng dược liệu.
Thời gian bảo quản dược liệu
Ngoài các yếu tố được kể bên trên, chất lượng và hiệu quả của cao dược liệu cũng phụ thuộc rất nhiều vào thời gian bảo quản. Bởi lẽ dược liệu cũng có tuổi thọ và hạn sử dụng nhất định, mặc dù được bảo quản tốt nhưng nếu để quá lâu thì chất lượng thuốc cũng sẽ giảm sút rất nhiều. Do đó nên có kế hoạch mua bán và sử dụng dược liệu sao cho hợp lý.
Tham khảo thêm:
+ CÁC CÁCH BẢO QUẢN THUỐC ĐÔNG Y TỐT NHẤT
+ VIÊN HOÀN LÀ GÌ? TÌM HIỂU TỪ A – Z VIÊN HOÀN
Lời kết
Trên đây là những cách bảo quản cao dược liệu và phơi sấy hiệu quả nhất được chính các chuyên gia trong ngành dược chia sẻ. Chính vì thế, mọi người nên áp dụng theo để bảo đảm chất lượng của thuốc khi bào chế các viên hoàn Đông Y. Bên cạnh việc bảo quản và phơi sấy, thì quy trình sản xuất thuốc bằng máy làm viên hoàn tự động cũng cực kỳ quan trọng. Người dùng nên sử dụng sản phẩm chính hãng để đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh cho thuốc. Do đó nếu bạn muốn mua máy làm viên hoàn chính hãng với giá thành hợp lý, hãy vui lòng liên hệ với Vinakitchen qua website https://vinakitchen.net/may-lam-vien-hoan-tu-dong nhé!