Mở quán gà rán nhượng quyền cần điều kiện & thủ tục gì?

Thức ăn nhanh hiện là top những món được giới trẻ ưa thích nhất hiện nay. Chính vì vậy, mở quán gà rán nhượng quyền đang được xem là mô hình kinh doanh đầy tiềm năng với khả năng đột phá doanh thu cực lớn. Để tìm hiểu kỹ hơn về điều kiện, thủ tục cũng như các vấn đề kinh doanh trong lĩnh vực này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây của Vinakitchen.

Điều kiện để mở cửa hàng gà rán nhượng quyền

Trên thị trường hiện có nhiều thương hiệu gà rán đang hoạt động. Tùy vào mỗi đơn vị, điều kiện để mở quán nhượng quyền gà rán sẽ có một số thay đổi. Còn về cơ bản, cá nhân hay doanh nghiệp nào muốn kinh doanh cần phải đáp ứng các vấn đề sau:

  • Cung cấp đủ chi phí nhượng quyền bằng tiền mặt hoặc các khoản tương đương tiền
  • Thực hiện các thủ tục về nhượng quyền thương mại theo đúng quy định của pháp luật
  • Nhận sự hỗ trợ và tư vấn về nguồn nguyên vật liệu, chế độ đào tạo nhân viên
  • Điều hành hoạt động kinh doanh dưới sự kiểm soát của bên nhượng quyền về: Nhãn hiệu, công thức rán gà, cách vận hành, các chương trình ưu đãi…

TS90EeQFEY BH3yRbzjivw4OhaJbznfHxzeFU9KXSVLtzxa6jZ7kiX ZcdgOcM1z8mNS5ItYU4AmnjxAYu1ijobtW41A kEprs8m4

Mỗi thương hiệu gà rán sẽ có điều khoản nhượng quyền riêng

Các hình thức mở quán gà rán nhượng quyền

Việc kinh doanh nhượng quyền không còn quá xa lạ và dần trở nên phổ biến với mọi người. Hãy cùng tìm hiểu 4 mô hình gà rán nhượng quyền thông dụng nhất ngay dưới đây:

Nhượng quyền không toàn diện

Chi phí cho mô hình này là tương đối ít, vì vậy chủ kinh doanh sẽ chỉ nhận được một trong số các tài sản như sau:

  • Quyền được phân phối gà rán của thương hiệu
  • Chuyển nhượng công thức gà rán đặc thù
  • Hỗ trợ các chương trình quảng cáo, chính sách bán hàng

Nhượng quyền toàn diện

Mô hình kinh doanh có thời hạn ký kết hợp đồng mang tính lâu dài, có thể lên đến 30 năm. Bên được nhượng quyền cần bỏ ra 2 khoản chính là phí chuyển nhượng ban đầu và phí duy trì hoạt động. Ở một số thương hiệu khác còn yêu cầu chi trả thêm chi phí mua nguyên vật liệu, trang thiết bị nhà bếp, thiết kế cửa hàng… Bù lại, bạn sẽ nhận được nhiều đặc quyền hơn, đó là:

  • Công thức làm gà rán
  • Bí quyết kinh doanh từ chiến lược, mô hình đến quy trình vận hành
  • Các chính sách hỗ trợ khai trương, quảng cáo, tư vấn, quản lý
  • Danh sách nhà cung cấp.

X6muP5T8JMn SKmuDsBD1HrLNzdSBcaQNxz5NZWsGj kknb4eXakjlRlehE9DUx3XZ2FKTOeLx9cbJQ yzt1xDFCi3 BJNo97r F8RkHRH8vGi3w9qJCSepRL5 csn mXaj7

Hình thức nhượng quyền toàn diện tốn nhiều chi phí

Nhượng quyền góp vốn

Mô hình kinh doanh phù hợp cho các đối tác có số vốn hạn chế. Theo đó, thương hiệu gà rán sẽ hỗ trợ một phần chi phí để cơ sở chuyển nhượng setup và hoạt động, sau đó nhận về lợi nhuận tương đương.

Nhượng quyền tham gia quản lý

Hình thức vận hành được hiểu đơn giản là người quản lý sẽ do bên nhượng quyền cung cấp, đảm bảo về trình độ chuyên môn. Điều này giúp cơ sở nâng cao về chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, mô hình này lại không được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn.

Quy trình để mở quán gà rán nhượng quyền

Nếu bạn đang tìm hiểu về các bước để kinh doanh một quán gà rán nhượng quyền thương hiệu, hãy tham khảo trình tự các bước sau đây:

  • 1. Chuẩn bị vốn để mở cửa hàng
  • 2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh
  • 3. Tìm địa điểm thuê mặt bằng
  • 4. Hoàn thiện thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu
  • 5. Bổ sung các hạng mục liên quan
  • 6. Soạn thảo hồ sơ xin cấp phép đủ điều kiện kinh doanh
  • 7. Nộp bộ hồ sơ lên tổ chức/ cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
  • 8. Tiến hành bổ sung đầy đủ các giấy phép: Đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng nhượng quyền, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

=>> Xem thêm:

Các thủ tục đăng ký nhượng quyền mở quán gà rán

Trong 8 bước để kinh doanh quán gà rán nhượng quyền, bước 4 được xem là yếu tố quyết định đến sự thành bại vì nó liên quan đến quyền lợi và doanh thu của cửa hàng. Vì vậy, bạn cần nắm rõ các yếu tố sau:

Yêu cầu về bên chuyển nhượng

Hệ thống kinh doanh muốn nhượng quyền phải hoạt động tối thiểu 1 năm. Sau đó, đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu gà rán với cơ quan có thẩm quyền. Ở Việt Nam, bộ Công Thương chịu trách nhiệm về việc này.

Giấy tờ hồ sơ đề nghị đăng ký

Một bộ hồ sơ đề nghị bao bao gồm:

  • Mẫu đơn đăng ký về hoạt động nhượng quyền thương mại
  • Mẫu đơn mô tả các thông tin về vấn đề nhượng quyền
  • Bản sao giấy chứng nhận về đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương
  • Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu (công chứng) hoặc tương đương.

Đăng ký cấp phép hoạt động

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp muốn nhượng quyền cần gửi ngay đến bộ Công thương để được cấp phép xác nhận. Thời gian tiến hành theo quy định là 05 ngày, nếu đủ điều kiện sẽ có văn bản thông báo đi kèm.

QkNgesE2u7fEbIA5CvSUbyG3Pr1c0vT78ZVUc3Ke6qZnwJeBImXp7YNdtxHQEhp4qJpSVZhfY kr4aV3sptdnO76CHR9C lJeSpN90NrzBAEd30aF

Thủ tục đăng ký mở quán gà rán nhượng quyền cần chuẩn bị kỹ lưỡng

Một số câu hỏi liên quan

Kinh doanh nhượng quyền gà rán có nhiều lợi thế do các thương hiệu về cơ bản đều có nguồn gốc từ nước ngoài, lịch sự phát triển lâu dài. Bạn luôn được đảm bảo về chất lượng, dịch vụ và có một lượng khách trung thành nhất định. Bên cạnh đó, cũng có một số thắc mắc liên quan, Vinakitchen sẽ giải đáp chi tiết ngay sau đây:

Mở quán gà rán cần số vốn bao nhiêu?

Thông thường, chi phí để mở một quán gà rán đến từ thương hiệu lớn như KFC, MCDonald's, Lotteria… tương đối cao. Trong đó, bao gồm các khoản phí nhượng quyền từ 4 – 5%, phí đầu tư cơ bản (xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, mặt bằng, nhân viên…), phí duy trì khoảng 4% doanh thu… Tổng cộng, con số này có thể dao động từ 20 – 40 tỷ đồng.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận VSATTP gồm những gì?

Một yếu tố quan trọng để quán ăn được chính thức hoạt động là nó phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Hồ sơ để xin cấp phép gồm có:

  • Đơn đề khi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP
  • Sao y giấy giấy phép đủ điều kiện kinh doanh
  • Giấy tờ trình bày về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cửa hàng
  • Một số giấy tờ liên quan khác…

Cửa hàng nhượng quyền có phải đóng thuế không?

Câu trả lời là có. Cửa hàng kinh doanh nhượng quyền cần đóng các loại sau:

  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế môn bài.

wo7O1qg57YFF2ftAZy32eigkH7PRy1WWFW qDIX6TiS7bn90yW1fCI27LqfXO0A5gHdhJKO3HuiEIGdatKSfoSKjfRuYrjRRRR2FdqUWmTnh7aanS7I0j18GDo2b2YkZvBWuuxbCc1ut3sn4vBnScSCBDSOf4UpFWj2mhXbiuZX uOux UtbdnyYG7y7Zw

Cửa hàng gà rán mang lại cơ hội kinh doanh hấp dẫn

Kết luận

Như vậy, nội dung bài viết của Vinakitchen đã cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện, thủ tục cùng các kiến thức hữu ích để mở quán gà rán nhượng quyền. Hy vọng rằng, bạn sẽ tìm được thương hiệu phù hợp và thành công với lựa chọn của mình.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Facebook Messenger Gọi điện cho tôi Chat Zalo Xem bản đồ
Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ