Đôi nét về tủ nấu cơm công nghiệp
Ở nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản…tủ nấu cơm công nghiệp đã phổ biến từ rất lâu rồi. Nhưng ở Việt Nam chúng ta thì nó là khái niệm tương đối mới mẻ. Tủ cơm công nghiệp xuất hiện chủ yếu nhà hàng khách sạn, nó giúp công việc nấu cơm truyền thống hằng ngày trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Không còn tốn quá nhiều công sức hay tiền bạc nữa. Vì vậy nó đang dần dần trở thành một phần không thể thiếu của gian bếp công nghiệp.
Tủ nấu cơm có thể làm được rất nhiều việc không đơn giản chỉ để nấu cơm mà nó có thể dùng để hấp xôi, hấp giò, hấp gà, hấp rau củ quả hay thậm chí là bánh bao…với số lượng cực lớn trong thời gian rất nhanh.
Cấu tạo cơ bản của tủ nấu cơm công nghiệp bao gồm những gì?
Bề ngoài tủ nấu cơm cũng chỉ có kích thước như 1 chiếc tủ lạnh. Nó bao gồm các bộ phận chính như sau:
Buồng đốt: Buồng đốt của tủ cơm có thể là dùng thanh nhiệt (đối với tủ cơm điện) hay dùng ống dẫn nhiệt (với tủ nấu cơm gas). Nó chịu trách nhiệm cung cấp nhiệt để đảm bảo cho thực phẩm hay cơm có thể chin đều.
Khoang tủ nấu cơm: Bên trong là khoang tủ nấu cơm kích thước tùy thuộc vào số lượng khay của tủ. Đây là nơi đặt những khay gạo, thực phẩm mà chúng ta cần làm chin.
Hệ thống giảm áp: Đây là bộ phận rất nhỏ nhưng cực kì quan trọng. Nó giúp cân bằng áp suất trong khoang tủ đảm bảo cho áp suất tủ cơm luôn luôn ổn định.
Phao cấp nước tự động: Đảm bảo cho buồng đốt tủ cơm luôn có lượng nước ổn định không bị cạn nước dẫn đến cháy buồng đốt.
Hệ thống khóa cánh tủ và gioăng cao su: Khóa giúp cho cánh cửa tủ cơm khóa chặt với thân thủ kết hợp với gioăng cao su nó giúp cho khoang tủ kín và không thoát khí ra ngoài.
Hệ thống bánh xe: Bánh xe giúp cho bạn có thể dễ dàng di chuyển hơn. Bánh xe có bộ phận khóa bánh làm cho tủ đứng yên 1 chỗ nếu bạn muốn.