Mở quán ốc được đánh giá là ý tưởng kinh doanh có nhiều khả thi và mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, bạn cùng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để việc buôn bán được phát triển lâu dài. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Vinakitchen.net để có nhiều kinh nghiệm giúp kế hoạch kinh doanh quán ốc thành công hơn nhé.
Số vốn cần bỏ ra để mở quán ốc
Ngân sách là yếu tố quan trọng đầu tiên để bắt tay làm một việc gì đó, kinh doanh quán ốc cũng không phải ngoại lệ. Bạn cần căn cứ vào số vốn bỏ ra để lựa chọn mặt bằng và quy mô sao cho phù hợp. Một số chi phí đầu tư ban đầu phải có bao gồm:
+ Tiền chi thuê địa điểm và đồ dùng cần thiết như: Bàn ghế, bát đũa, tủ đông, tủ lạnh…
+ Làm biển báo, quảng cáo, chiến dịch marketing (nếu có)…
+ Chi phí mua nguyên liệu nấu ăn mỗi ngày
+ Một số hạng mục khác: Trang trí quán, in menu, đồ decor…
Như vậy, vốn mở quán ốc không quá cao, nhất là quán ăn bình dân. Chỉ khoảng 35 triệu trở lên là bạn đã có thể sở hữu một cửa hàng nhỏ cho riêng mình. Ngoài ra, đặc thù của mô hình kinh doanh này là dòng tiền xoay vòng nhanh. Cố gắng duy trì doanh thu mỗi ngày từ 4 – 5 triệu thì việc thu hồi vốn chưa đến 2 tháng.
Chi phí kinh doanh quán ốc không quá lớn
Các yếu tố cần xác định trước khi mở quán
Dù mở quán ốc quy mô lớn hay bé, bạn vẫn phải nắm rõ và triển khai lần lượt các hạng mục sau:
Lựa chọn địa điểm
Mặt bằng là yếu tố đầu tiên quyết định đến lượng khách đến với quán ăn. Vì vậy, bạn hãy cố gắng chọn nơi có cư dân đông đúc như khu dân cư, trường học, công ty. Sau đó, căn cứ vào nguồn vốn để lựa chọn mở quán trong ngõ hay mặt phố.
Đừng lo lắng quá nếu bạn chỉ có thể thuê mặt bằng trong hẻm, bởi chỉ cần món ăn ngon và giá cả hợp lý thì quán vẫn đông đúc như bình thường. Tuy nhiên, để giúp khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất, chúng ta nên lựa chọn nơi dễ tìm, có chỗ để xe rộng rãi, an ninh đảm bảo.
Địa điểm mở quán ốc nên ưu tiên không gian thoáng và sạch sẽ
Đối tượng khách hàng
Đừng bỏ qua yếu tố này nếu bạn muốn thành công với kế hoạch kinh doanh của mình. Việc xác định chân dung khách hàng, xem họ là ai là bước đi quan trọng để bạn xây dựng món ăn và thực đơn phù hợp nhất. Mỗi đối tượng như người địa phương, dân văn phòng hay học sinh, sinh viên… sẽ có khẩu vị, sở thích cũng như tâm lý ăn hàng khác nhau.
Ngoài ra, nghiên cứu thị trường cũng là một bước không thể bỏ qua để mở quán ốc. Bạn nên tìm hiểu khu vực xung quanh bán kính 5 – 10km xem có quán ốc nào không, thực đơn ra sao. Nếu được, hãy đến ăn thử để cảm nhận độ ngon và lý do đông/ít khách… Đây chính là kinh nghiệm để bạn hiểu rõ đối thủ và có được lợi thế cạnh tranh cho mình.
=>> Xem thêm:
+ Hướng dẫn cách bảo quản hàu tươi ngon như nhà hàng
+ Cách bảo quản sò huyết đúng chuẩn để mang đến hương vị tươi ngon
Nguồn nguyên liệu tươi ngon
Yếu tố quan trọng để giữ chân khách hàng là thực phẩm phải có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi mở quán ốc, bạn lại càng phải lưu tâm bởi hải sản tươi ngon luôn có mùi vị đặc trưng rất dễ nhận biết.
Để mua được nguyên liệu chuẩn vị, hãy liên hệ các cửa hàng và đại lý hải sản uy tín. Ngoài ra, các chợ đầu mối lớn cũng là một địa điểm tuyệt vời. Ở đây, không những tìm được ốc ngon, bạn còn mua được các đồ ăn kèm hấp dẫn với giá rẻ xoài xanh, dưa chuột, sung muối…
Lựa chọn nguyên liệu tươi giúp món ăn ngon tròn vị
Thực đơn các món
Một chiếc menu hấp dẫn khi mở quán ốc sẽ bao gồm:
+ Các món ăn chính về ốc, chế biến đa dạng từ hấp, xào, rang. Trong đó, nhất định phải có một món chủ đạo, có tính điểm nhấn để tạo lợi thế cạnh tranh hơn hẳn các quán khác.
+ Một số món cùng nhóm thực đơn: Ngao, hàu, sò điệp, ghẹ…
+ Thức ăn đi kèm: Xúc xích, nem chua rán, khoai ngô chiên, hoa quả ăn kèm, đồ uống.
Thời gian đầu khi lượng khách chưa ổn định, bạn có thể cân nhắc lựa chọn thực đơn với số lượng ít hơn để đảm bảo chất lượng món ăn và chi phí bỏ ra.
Bí quyết pha nước chấm ngon
Nước chấm chính là linh hồn của món ốc và nó quyết định đến 80% sự thành công của quán. Ngoài việc lựa chọn nguồn nguyên liệu tươi ngon, nước chấm giúp món ăn trở nên đậm đà, trọn vẹn. Tùy vào khẩu vị của mỗi khách hàng, mỗi vùng miền mà công thức để pha nước chấm cũng có những đặc trưng riêng.
Nguyên liệu chính để làm nước chấm ốc miền Bắc bao gồm: Nước mắm, đường, gừng, sả, lá chanh ớt. Trong khi đó ở miền Nam thích vị ngọt đậm đà, thêm nước tương ớt tạo độ cay sệt sệt. Vì vậy, bạn nên đi khảo sát một vòng các quán xung quanh địa điểm mở bán để hiểu rõ hơn về sở thích của người dân tại đây. Từ đó nghiên cứu ra công thức của riêng mình nhưng vẫn phải đảm bảo phù hợp với khẩu vị của đa số thực khách nhé.
Nước chấm là yếu tố quan trọng giúp giữ chân khách hàng
Một số kinh nghiệm khi kinh doanh quán ốc
Ngoài các yếu tố kể trên, bạn hãy lưu ý thêm những điều sau đây để việc mở quán ốc được thành công hơn nhé:
-
Đầu tư thêm về truyền thông, quảng bá: Tận dụng tờ rơi, biển hiệu lớn hoặc đăng tải các bài viết về quán ăn trên mạng xã hội giúp thu hút lượng khách hàng tiềm năng.
-
Dịch vụ chuyên nghiệp: Không chỉ ở nhà hàng sang trọng, kể cả bạn mở quán ở vỉa hè thì thái độ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Hãy luôn phục vụ khách hàng nhanh nhất cùng mới một thái độ luôn thân thiện, nhiệt tình, chu đáo để tạo ấn tượng tốt. Biết đâu, họ còn quay trở lại, thậm chí giới thiệu thêm nhiều bạn bè và người thân ghé quán.
-
Liên kết kinh doanh: Sự phát triển của các ứng dụng đặt đồ ăn và giao hàng tận nơi giúp bạn thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa.
-
Quản lý tài chính: Kinh doanh ốc còn được gọi vui là việc làm “một vốn bốn lời”. Vì vậy, bạn phải biết cách cân đối thu chi một cách hiệu quả. Bao gồm kiểm soát các chi phí đầu ra, phân bổ tiền vốn hợp lý để mở rộng quy mô khi cần.
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp độc giả có thêm nhiều kinh nghiệm để mở quán ốc. Tin rằng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và “máu chiến” trong kinh doanh, bạn sẽ gặt hái được thành quả xứng đáng. Chúc bạn sớm thành công nhé!