Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của tủ lạnh/tủ đông

Tủ lạnh, tủ đông là một trong những thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình, giúp bảo quản thực phẩm trong thời gian dài tránh sự hư hỏng đồng thời ngăn cản sự phát  triển của các loại vi sinh vật. Vậy nguyên lý hoạt động của tủ lạnh/tủ đông ra sao? Hãy cùng vinakitchen.net tìm hiểu và khám phá ngay trong bài viết sau đây.

Cấu tạo của tủ lạnh và tủ đông

Trước khi đến với nguyên lý hoạt động của tủ lạnh/tủ đông, chúng ta cần nắm được cấu tạo của cả hai loại thiết bị này thông qua những chia sẻ mà chúng tôi đưa ra dưới đây:

Tủ lạnh và tủ đông có cấu tạo không quá phức tạp

Cấu tạo của tủ lạnh

Hiện nay, đa số các loại các loại tủ lạnh được bán trên thị trường đều được có cấu tạo gồm các bộ phận chính như sau:

 

+ Dàn ngưng: Đây là thiết bị trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh ngưng tụ và môi trường làm mát, làm nhiệm vụ thải nhiệt ra ngoài môi trường.

+ Máy nén: Bộ phận này sẽ hút hết hơi môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi, duy trì áp suất cần thiết, nén hơi từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ và đẩy vào dàn ngưng. 

+ Chất làm lạnh: Đây là một loại chất lỏng dễ bay hơi, được đặt trong tủ lạnh để tạo nhiệt độ.

+ Dàn bay hơi: Bộ phận này có chức năng trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh và môi trường cần làm lạnh. 

+ Quạt dàn lạnh: Làm nhiệm vụ thổi không khí xuyên qua dàn lạnh, nhằm nâng cao hiệu quả hấp thụ nhiệt trên dàn lạnh và đưa khí lạnh đi khắp các ngăn của tủ lạnh. 

+ Bộ phận xả đá: Bộ phận này có tác dụng làm giảm hiện tượng đóng tuyết xuất hiện trên dàn lạnh.

+ Quạt dàn nóng: Giúp dàn nóng  có thể xả nhiệt ra bên ngoài một cách tốt hơn.

+ Van tiết lưu: Van này nằm giữa dàn nóng và lạnh, giúp hạ áp cho môi chất làm lạnh.

+ Mạch điều khiển: Làm nhiệm vụ điều khiển toàn bộ hoạt động của các bộ phận trong quá trình làm lạnh.

+ Đường ống dẫn gas: Thường được làm bằng đồng có độ bền cao với đặc điểm dễ uốn.

Cấu tạo của tủ đông

Sau khi đã nắm được cấu tạo của tủ lạnh, tiếp theo đây chúng ta sẽ tìm hiểu cấu tạo của tủ đông:

+ Máy nén: Đảm nhiệm chức năng nén khí gas ở áp suất cao

+ Dàn nóng: Đây là bộ phận có nhiệm vụ toả nhiệt ra ngoài. 

+ Dàn lạnh: Tại dàn lạnh này, gas lạnh hóa lỏng sẽ đi qua van tiết lưu để bay hơi. Trong quá trình bay hơi, gas sẽ hấp thụ nhiệt và làm mát khoảng trong của tủ đông.

+ Môi chất làm lạnh: Trên thị trường hiện nay phổ biến một số môi chất làm lạnh như: R134a. R600a, R22 và R410a.

+ Hệ thống cách nhiệt: Hệ thống này giúp cho nhiệt độ cao xung quanh không truyền vào buồng lạnh.

+ Cánh cửa tủ đông: Tủ có nhiều dạng cửa như cửa mở phía trước, cửa vali, cửa trượt,..

+ Các bộ phận phụ đi kèm: Bảng điều khiển, khoá an toàn, bánh xe di chuyển, lỗ thoát nước,..

ZTHWUEKOsIF0iuw2w4Tmi9q24ENvtG TflskqT8OJzTiT8F1v956qe kqwC7 j8MWdz6x4HWx 3pp7O1tg2F MRPKevkWIkl0Fd5SRfOuKE H

Cấu tạo của tủ đông bao gồm nhiều bộ phận khác nhau

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh/tủ đông

Để giúp bạn có thêm những kiến thức về thiết bị gia dụng trong gia đình đặc biệt là tủ lạnh và tủ đông. Chúng tôi sẽ chia sẻ một vài thông tin về nguyên lý hoạt động của tủ lạnh/tủ đông ngay sau đây:

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

+ Giai đoạn 1: Nén khí gas: Bộ phận máy nén của tủ lạnh sẽ nén khí gas, khiến áp suất và nhiệt độ của khí gas tăng cao. 

+ Giai đoạn 2: Ngưng tụ tại dàn nóng: Sau khi được nén tại máy nén, khí gas ở áp suất cao, nhiệt độ cao sẽ được đẩy tới dàn nóng. Tại đây, nó sẽ được không khí làm mát, ngưng tụ thành chất lỏng ở áp suất cao,  nhiệt độ thấp.

+ Giai đoạn 3: Giãn nở: Môi chất lỏng ở nhiệt độ thấp, áp suất cao đi qua van tiết lưu. Ở đó, nó chuyển sang dạng áp suất thấp, nhiệt độ thấp.

+ Giai đoạn 4: Hóa hơi tại dàn lạnh: Tại dàn lạnh, môi chất lạnh nhận nhiệt nóng từ không khí bên trong tủ lạnh để hóa hơi đồng thời làm lạnh môi trường bên trong. Sau khi hóa hơi thì môi chất lạnh sẽ được chuyển về máy nén để bắt đầu chu kỳ mới.

Nguyên lý hoạt động của tủ đông

+ Giai đoạn 1: Tủ đông dùng hơi nước khô để hấp thụ nhiệt, máy nén sẽ nén khí làm lạnh, khiến cho áp suất và nhiệt độ của chất làm lạnh được nâng cao.

+ Giai đoạn 2: Dàn ngưng bên ngoài giúp làm bớt nhiệt do áp suất gây ra. Khi đó các chất lạnh nguội đi, ngưng tụ thành chất lỏng tinh khiết và chảy qua van tiết lưu.

iJ3H22AgnxxqEv3E8oY7rZjujfl6MRZCnF aNAETj1bKoHxYFRZ7fUqX2 hq3kyFp23cpx5FuFCE2mHW8qAK5HOE E1IfdHZxWtGs7l1IVwdNiErvB5iTK5u 2my1FagGtizXCF

Tủ đông có nguyên lý hoạt động không quá phức tạp

+ Giai đoạn 3: Các chất lỏng khiến cho khí lạnh chuyển từ khu vực có áp suất cao sang khu vực có áp suất thấp. Sau đó, nở ra và bay tương đối. Trong lúc bay tương đối, nó bắt đầu hấp thụ nhiệt làm lạnh.

+ Giai đoạn 4: Dàn bay tương đối cho phép các chất làm lạnh hấp thụ nhiệt và làm lạnh bên trong. Những chu kỳ được lặp đi lặp lại như vậy một cách liên tục. 

Tham khảo thêm:

+ [Giải đáp thắc mắc] Tủ đông nhỏ nhất bao nhiêu lít?

+ Top 8 mẫu tủ đông 1 ngăn được ưa chuộng hiện nay

Lời kết

Như vậy, bài viết là nguyên lý hoạt động của tủ lạnh/tủ đông. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thiết bị này. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào về tủ đông hãy liên hệ ngay với vinakitchen.net theo những thông tin sau đây để được giải đáp chính xác nhất nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ VINAKITCHEN

+ Địa chỉ Hà Nội: Số 109 Ngõ 207 Bùi Xương Trạch – Thanh Xuân – Hà Nội

+ Địa chỉ Sài Gòn: Số 19 – Đường 18 – Phường 11 –     Quận 6 – TP.HCM

+ Hotline: 0969.578.901 – 0243.232.3638

+ CSKH: 0943.148.666

+ Email: vinakitchen.net@gmail.com

+ Website: https://vinakitchen.net/ 

 

 

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Facebook Messenger Gọi điện cho tôi Chat Zalo Xem bản đồ
Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ