Kinh doanh thực phẩm đông lạnh là mảng mang đến lợi nhuận cao và thu hút nhiều người tham gia những năm gần đây. Điều này xuất phát từ việc nhu cầu sử dụng thực phẩm đông lạnh của người tiêu dùng ngày càng gia tăng. Trong đó, kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm đông lạnh là điều rất cần thiết đối với những ai mới bắt tay vào nghề. Hãy cùng Vinakitchen tham khảo nội dung sau để có thêm những kinh nghiệm cần thiết.
Những lý do nên kinh doanh thực phẩm đông lạnh
Nhu cầu sử dụng hàng đông lạnh ngày một gia tăng
Đại dịch Covid trong những năm gần đây khiến cho nhu cầu tiêu dùng của khá nhiều người thay đổi. Đúng vậy, với yêu cầu tránh tiếp xúc, hạn chế lui tới khu vực công cộng, các loại thực phẩm đông lạnh ngày càng được ưa chuộng và trở nên phù hợp “thời thế” hơn so với đồ tươi sống.
Tuy nhiên, Covid chỉ là một động lực để thúc đẩy thói quen tiêu dùng thay đổi nhanh chóng hơn. Nếu không có đại dịch thì trong thời gian tới dự báo nhu cầu tiêu dùng dành cho mặt hàng đông lạnh cũng tăng trưởng rất mạnh mẽ.
>>Đọc thêm: Cách rã đông cá nhanh chóng, đơn giản, đảm bảo hương vị tươi ngon
Những lợi ích của việc kinh doanh thực phẩm đông lạnh
Thời gian bảo quản của thực phẩm lâu dài gấp nhiều lần so với thực phẩm thông thường mà không cần dùng đến các loại chất hóa học nên hạn chế được sự hư hỏng, thất thoát và đảm bảo được chất lượng duy trì tốt. Như vậy, việc kinh doanh và bảo quản sản phẩm cũng trở nên chủ động hơn.
Giá nhập khẩu thực phẩm đông lạnh thường thấp hơn thực phẩm thực phẩm tươi sống và cũng ổn định lâu dài. Đây là lợi thế rất lớn cho những nhà kinh doanh khi chọn mảng thực phẩm đông lạnh bởi có đầu vào ổn định và giá tốt để thu hút khách hàng so với thực phẩm “nóng”.
Đảm bảo khả năng phân phối hàng hóa ổn định đều đặn vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, không riêng gì mùa chính của sản phẩm. Do đó, người kinh doanh có thể thu lợi nhiều hơn vào những thời điểm hàng hóa tươi sống trở nên khan hiếm.
Một số kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm đông lạnh
Chọn và cung cấp sản phẩm dựa theo nhu cầu thị trường
Trước khi bắt tay vào kinh doanh, nhà đầu tư tốt hơn hết nên tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường và khách hàng tiềm năng mà bản thân muốn hướng đến. Điều này rất cần thiết và là yếu tố then chốt để dẫn tới thành bại trong kinh doanh. Lấy ví dụ, người bán cần xác định cụ thể hàng đông lạnh nhập về chủ yếu là bán cho khách sỉ hay khách lẻ.
Trong khi khách sỉ chủ yếu là nhà hàng, quán ăn lớn hoặc các quán hộ gia đình thì khách hàng nhỏ lẻ có thể là các gia đình nhiều thành viên, người đang có nhu cầu trữ nhiều thực phẩm để tránh đi chợ mùa Covid,… Theo đó, sản phẩm bán cho người tiêu dùng lẻ có thể cao hơn khi bán cho người tiêu dùng sỉ nhưng cần hợp lý và đủ hấp dẫn. Ngoài ra, người bán cũng cần có sự linh hoạt thay đổi cách kinh doanh theo biến động của thị trường để thích nghi tốt với nhu cầu tiêu dùng tại những giai đoạn khác nhau.
Chất lượng của nguồn hàng rất quan trọng
Theo những kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm đông lạnh của người thành công, nguồn hàng chất lượng cao là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành bại của quá trình kinh doanh. Đúng vậy, người tiêu dùng ngoài cần mức giá tốt, họ còn cần mặt hàng chất lượng cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chính vì thế, nếu muốn có nhiều khách hàng và kinh doanh bền vững tốt hơn hết ngay từ đầu nên chọn nhà cung cấp uy tín, đảm bảo quy trình xử lý đông lạnh hàng hóa an toàn, mang đến bữa ăn tươi ngon và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
>>Đọc thêm: Hướng dẫn cách bảo quản sâm tươi đơn giản, đúng chuẩn
Cần chú trọng đến kho bảo quản hàng hóa
Lợi thế của thực phẩm đông lạnh trong kinh doanh chính là có nhiều thời gian để bán hàng và phân phối hơn so với thực phẩm tươi sống mà vẫn đảm bảo được chất lượng và giá cả. Tuy nhiên, để làm được điều đó, ngoài việc chọn nguồn hàng chất lượng ngay từ đầu thì người bán cần hết sức chú trọng đến chất lượng của kho trữ hàng của công ty hoặc kho trữ hàng thuê ngoài.
Bởi chỉ cần có sự cố về nhiệt độ, hàng hóa sẽ nhanh chóng bị hư hỏng và gây ra thiệt hại lớn. Tốt hơn hết nên trang bị hệ thống giữ nhiệt chất lượng cao và kèm theo các phương án dự phòng khi xảy ra sự cố. Giữ lạnh cho thực phẩm cũng là bài toán khó, doanh nghiệp cần có sự cân nhắc chi phí để quyết định liệu nên tự xây kho bảo quản lạnh riêng hay sử dụng dịch vụ thuê ngoài là tiện lợi nhất.
Kết luận
Nói chung, thông qua những kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm đông lạnh như vừa trình bày có thể thấy rằng đây là ngành nghề khá tiềm năng và có thể mang đến lợi nhuận lớn cho người thực hiện. Tuy nhiên, nên có sự tính toán kỹ lưỡng ngay từ đầu để có những bước đi vững vàng, giảm rủi ro từ đó gia tăng tỷ lệ thành công.
Tham khảo ngay một số sản phẩm nổi bật tại Vinakitchen