" ĐÔNG Y CHỮA NGƯỜI BỆNH – TÂY Y CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI"

Mỗi loại phương tiện đều vận hành theo những nguyên lý riêng, mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Do đó, sự khác biệt giữa Tây y và Đông y “không phải” là sự khác biệt giữa “khoa học” và “phi khoa học”, mà là sự khác biệt giữa phương pháp nghiên cứu và sách lược tiếp cận đối tượng.

Trước hết, Đông y và Tây y được xây dựng trên nền tảng của những triết thuyết không giống nhau. Vấn đề đầu tiên cần lưu ý đó là nhận thức của Đông y về sinh lý và bệnh lý không căn cứ vào hình trạng giải phẫu thực thể, mà xuất phát từ các chức năng.

Đối với một thầy thuốc Đông y, hình trạng và kết cấu thực thể không quan trọng bằng các chức năng. Hầu hết các khái niệm trong Đông y đều có tính “hữu danh vô hình” – nghĩa là chỉ biểu thị chức năng, không nhất thiết phải đồng nhất với một cơ quan hay tổ chức thực thể. Những khái niệm như “âm dương”, “khí huyết”, “tạng phủ”, “kinh lạc”, … trong Đông y chủ yếu được hình thành thông qua trực giác, cảm tri và thể ngộ, chứ không chỉ dựa vào thực chứng hay thực nghiệm.

Một ví dụ hết sức điển hình: Các thầy thuốc Đông y thường nói “tả can hữu phế” (gan ở bên trái, phổi ở bên phải).

Nghe thấy vậy một người chỉ cần hiểu biết chút ít về giải phẫu sinh lý sẽ lập tức thốt lên kinh ngạc: Đúng là điều hoàn toàn bậy bạ! Vì theo nghĩa thông thường “can” là gan, “phế” là phổi, mà ai cũng biết rằng “gan bên trái, phổi bên phải” là hoàn toàn không đúng thực tế. Có điều trong Đông y, “can” chỉ “tạng can”, “phế” chỉ “tạng phế”, mà “ngũ tạng” (5 tạng) của Đông y (tâm, can, tỳ, phế, thận) không phải là “tim”, “gan”, “lách”, “phổi” và “thận” trong giải phẫu học. Theo lý luận về “tạng tượng” của Đông y học: Mỗi một “tạng” hoặc một “phủ” thực chất là một “tổ chức kết cấu động” bao gồm những chức năng tương đồng, đồng bộ theo những tiết luật về không gian và thời gian.

Nhân – con người được ví như một “Thái cực đồ”: theo phương vị trong không gian, tạng can ở hướng Đông, phía bên trái; tạng phế ứng với hướng Tây, phía bên phải.

Nói “tả can hữu phế” là chỉ chức năng, cụ thể là chức năng “hành khí” (vận động của “khí”): Tạng can đưa khí dương lên trên từ phía bên trái, tạng phế dồn khí âm xuống dưới ở phía bên phải.

Điều đặc biệt hơn nữa là với mệnh đề này (cùng với biện pháp châm cứu, phương thuốc Đông y, …) trên lâm sàng Đông y đã chữa trị được rất nhiều chứng bệnh, mà Tây y phải chịu bó tay.

thuocdongy

Các triết thuyết còn dẫn đến những hệ thống thực hành khác nhau. Có người nói: “Đông y chữa người bệnh, còn Tây y chữa bệnh của người“. Có người còn nói: “Đông y chỉ thấy rừng mà không thấy cây, Tây y chỉ thấy cây mà không thấy rừng“. Nói như vậy tuy có phần ngoa ngoắt phóng đại, nhưng việc Đông y coi trọng cách tiếp cận tổng quát – toàn bộ “khu rừng”, còn Tây y coi trọng những chi tiết cụ thể về từng “cái cây” thì đúng là sự thật không thể phủ nhận.

Thầy thuốc phương Tây thường tiếp cận vấn đề theo phương pháp “phân tích hoàn nguyên”, còn thầy thuốc phương Đông xét vấn đề theo phương pháp “chỉnh thể”. Đông y coi con người là một chỉnh thể không thể chia cắt, con người giống như một “vũ trụ nhỏ”.

tayy

Phương pháp tư duy hình tượng thiên về trực cảm và thể ngộ của Đông y càng thể hiện rõ trong quá trình chẩn đoán, biện chứng, chữa trị bệnh tật. Thời xưa, trong hoàn cảnh khoa học chưa phát triển, chưa có các thiết bị tinh vi như ngày nay, Đông y đã phát minh ra một hệ thống chẩn bệnh và trị bệnh độc đáo, đó là phép “BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ“.

Có thể bạn quan tâm:

Đối với bệnh tật, Đông y coi trọng “CHỨNG“, còn Tây y thì coi trọng “BỆNH“. “Chứng” trong Đông y không phải là một “triệu chứng” đơn nhất theo nghĩa thông thường, mà là một chỉnh thể, là cả “rừng cây”, có tính vĩ mô. Còn “bệnh” là một khái niệm cụ thể, là “cái cây” mang tính vi mô.

Công việc chẩn đoán và chữa trị bệnh tật của thầy thuốc Đông y, thực chất là một quá trình suy đoán về sự hoạt động của cơ thể thông qua sự nhận thức, cảm tri và thể ngộ về những biểu hiện ở người bệnh. Vì vậy, việc chữa trị bệnh tật trong Đông y có chính xác, cao minh hay không, thường phụ thuộc rất nhiều vào tài năng, năng lực nhận tri và thể ngộ của người thầy thuốc.

Để được tư vấn, hỗ trợ về sản phẩm cũng như kỹ thuật xin vui lòng liên hệ Hotline: 0969.578.901 – 0943.148.666

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Facebook Messenger Gọi điện cho tôi Chat Zalo Xem bản đồ
Messenger Gọi ngay Zalo Bản đồ